Bạn có biết? Mũ bảo hiểm một trong những vật dụng quen thuộc, tiếp xúc với chung ta trong cuộc sống hàng ngày. Người bạn đồng hành này rất dễ là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh, vi khuẩn phát triển, nếu chúng ta không có biết vệ sinh mũ bảo hiểm chuẩn và đúng cách. Đối với những mũ bảo hiểm có thể tháo rời thì thật đơn giản, nhưng với những loại không thể tháo rời, thì bí kíp nào sẽ giúp bạn vệ sinh mũ bảo hiểm chuẩn, không còn vi khuẩn. Hãy cùng bột giặt Vì dân theo dõi "mẹo vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách, sạch vi khuẩn" nhé!
Vệ sinh mũ bảo hiểm thế nào cho đúng cách, sạch vi khuẩn
1. Vệ sinh mũ bảo hiểm có thể tháo rời
Loại mũ này khá dễ vệ sinh vì bạn có thể tách rời bộ phận riêng biệt và vệ sinh dễ dàng hơn.
Bước 1: Tháo các bộ phận trong mũ bảo hiểm để vệ sinh các chi tiết dễ dàng và sạch hơn.
Tách rời các bộ phận của mũ bảo hiểm sẽ dễ dàng làm sạch hơn
Bước 2: Cho dầu gội ra chậu và đánh bọt với nước sạch để hòa tan dầu gội. Bột giặt Vì dân khuyến khích bạn nên dùng dầu gội đầu sẽ tốt hơn vì phù hợp cho tóc – da đầu, tránh gây kích ứng.
Bước 3: Xịt nước vào mũ bảo hiểm giảm bớt bụi bẩn cũng như dung dịch dầu gội dễ thấm vào mũ hơn.
Xịt nước sơ qua giúp giảm khói bụi, vi khuẩn
Bước 4: Ngâm cả mũ và các chi tiết trong thau nước đã pha khoảng 10 – 15 phút ( Nếu nón đã lâu không được vệ sinh, bụi bẩn bám nhiều thì thời gian ngâm có thể lâu hơn). Sau khoảng thời gian trên, dùng miếng xốp mềm nhẹ nhàng chà mũ bảo hiểm và các chi tiết khác.
Lưu ý: Kính chống bụi, chống nắng thông thường được phủ lớp chống tia UV, lớp màu nên các chất tẩy rửa mạnh sẽ dễ làm hư kính hoặc làm mất lớp chống UV, lớp màu của kính khiến kính mất chức năng của nó. Cách tốt nhất, bạn nên dùng một miếng vải mềm nhúng nước sạch và lau nhẹ nhàng.
Bước 5: Trong thời gian chờ ngâm mũ, tranh thủ giặt miếng vải mút lót trong nón. Bóp nhẹ phần bên trong mũ để các lớp bụi, vết bẩn được làm sạch.
Bước 6: Xả lại mũ bảo hiểm và các bộ phận khác thật sạch với nước sạch.
Bước 7: Phơi nón ở nơi khô ráo dưới ánh nắng. Lộn ngược nón lên để nắng làm khô bên trong nón. Các bộ phận khác, vải mút có thể móc lên, phơi riêng. Kính chống nắng, gió lau sạch, để nơi khô ráo.
Phơi mũ dưới ánh nắng sẽ giúp mũ mau khô và diệt sạch vi khuẩn
>>Xem thêm: Bí quyết chăm sóc da tay với nước rửa tay Waha
2. Vệ sinh mũ bảo hiểm không thể tháo rời
Loại mũ này phổ thông hơn và được nhiều người sử dụng hơn vì tính chất tiện lợi, nhẹ hơn và giá tiền cũng rất dễ chịu.
Tuy nhiên, loại mũ này không thể tách các bộ phận được. Cách vệ sinh mũ bảo hiểm không tháo rời tương tự với loại mũ có thể tháo rời. Chỉ khác là với loại này, bạn từ từ lộn ngược phần miếng lót bên trong ra để vệ sinh, giặt thật nhẹ nhàng.
Bạn chỉ có thể vệ sinh lớp vải bên trong mũ bảo hiểm không thể tháo rời
Một số lưu ý khi dùng mũ bảo hiểm:
– Không đội nón khi tóc còn ướt vì sẽ rất dễ gây nấm tóc.
– Khi bị mưa, nên sấy khô hoặc đem nón đi phơi.
– Nên vệ sinh mũ bảo hiểm 1-2 lần/tháng để đảm bảo mũ được sạch.
Vệ sinh mũ bảo hiểm sạch cũng là cách chúng ta quan tâm đến “tình hình” mũ mình đang sử dụng. Không những giúp cho mũ được bền lâu, có thẩm mỹ, giữ đúng chức năng bảo vệ mà còn bảo vệ sức khỏe da đầu, bảo vệ “góc con người” của mình nữa đó. Từ giờ bạn hãy dành chút thời gian cho “anh bạn” này nhé!
Việc giữ chiếc nón sạch sẽ khiến bạn thoải mái & yên tâm hơn khi sử dụng.
Chúc các bạn luôn có những chuyến đi an toàn & vui vẻ!