ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

(Hướng dẫn đăng ký nhận tin)

Ngày Đăng : Oct 19 2016 8:40AM
Lượt Xem : 2393

Làm thế nào để giặt và bảo quản chiếc áo dài lụa đúng cách?

Áo dài là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Vào dịp lễ tết hay những ngày đặc biệt, các chị, các mẹ, các bà lại xúng xính các bộ áo dài với đầy đủ màu sắc khác nhau. Vì thế mà những bộ áo dài thường được bảo quản, gìn giữ rất cẩn thận. Đặc biệt, những chiếc áo dài chất liệu lụa tơ tằm thường có giá thành cao hơn những loại vải có chất liệu thông thường, nếu không biết cách bảo quản, bạn có thể vô tình làm hỏng chiếc áo dài yêu thích của mình.

Làm thế nào để giặt và bảo quản chiếc áo dài đúng cách là điều mà rất nhiều chị em luôn quan tâm. Thấu hiểu được tâm lí đó, Vico muốn chia sẻ tới các bạn một số điểm cần lưu ý khi sử dụng áo dài để đảm bảo áo luôn bền đẹp như mới.

1, Giặt áo dài đúng cách

Tốt nhất, bạn nên giặt áo dài ngay sau khi vừa mặc xong. Đối với chất liệu áo là tơ lụa thì càng cần phải giặt ngay bởi vải lụa tơ tằm thường không bám bẩn nhiều. Áo dài có thiết kế đặc biệt nên để tránh làm hư sợi vải và các họa tiết, bạn cần giặt bằng tay.

Không nên giặt áo bằng nước nóng, không chà xát hoặc vò mạnh vì vải tơ tằm rất nhạy cảm khi xuống nước. Khi giặt áo dài, bạn nên giặt bằng tay và chỉ nên sử dụng với một lượng rất nhỏ để các chất tẩy không làm hư hại đến sợi vải và các hoạ tiết trên áo. Các chất tẩy mạnh sẽ rất nhanh chóng làm biến dạng sản phẩm tơ tằm. Giặt áo dài nhẹ nhàng rồi xả lại với nước sạch.

sử dụng bột giặt vì dân để giặt áo dài

Sử dụng một lượng nhỏ bột giặt vì dân để giặt áo dài

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng ngay lập tức bộ áo dài của bạn. Để tẩy các đốm thâm vàng trên áo do mồ hôi để lại, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm. Đối với những bộ áo dài có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu. Bạn có thể giặt khô vì sau khi giặt, sản phẩm tơ tằm vẫn còn giữ được độ bóng nguyên thủy của sản phẩm và để giữ áo dài của mình bền màu. Nên thêm một nắp nước giấm trắng vào nước xả cuối vì giấm sẽ giúp phân hủy các bụi bám và giữ cho màu sắc của áo dài không bị phai.

Lưu ý chung: Đối với những mẫu áo dài có đính đá kết cườm, kết kim sa, kim tuyến... các bạn nên giặt bằng tay để đảm bảo những họa tiết hoa văn được đính không bị bong tróc, giữ được độ bền, sự nguyên vẹn ban đầu.

2. Phơi áo dài

Phơi và bảo quản áo dài cũng là khâu quan trọng. Lưu ý phơi ở nơi thoáng mát, không phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến các sợi tơ tằm bị giòn, khô và cứng. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên phơi ở nơi có nhiệt độ cao, bạn sẽ nhận thấy áo nhanh phai màu, vải mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn.

3, Là (ủi) áo dài

Nên ủi khi áo dài còn ẩm, nếu không có thể sử dụng bàn ủi hơi hoặc có thể dùng bình xịt để làm ẩm sản phẩm trước khi ủi, và nên ủi ở mặt trái của áo. Trong trường hợp áo dài đã khô, hãy thử cho áo dài lụa tơ tằm vào một túi nilon, sau đó giữ trong ngăn đá tủ lạnh cho ẩm lại rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng, mức nhiệt độ thấp.

Nếu bạn không sử dụng áo dài thường xuyên, nên gấp áo lại và bảo quản sản phẩm trong những bao gối bằng cotton, hoặc cho vào túi giấy sạch để áo không bị bám bụi và luôn mềm mại, đảm bảo áo dài lụa tơ tằm được giữ gìn tốt nhất. Tránh bảo quản áo dài trong túi nilon vì có thể gây xỉn màu hoặc ố vàng.

Với những hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ ở trên, chúc các bạn sẽ bảo quản tốt chiếc áo dài yêu thích của mình !

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ MUA HÀNG TẠI VICO
Khách hàng đặt mua hàng trên website VICO
XÁC NHẬN MUA HÀNG
VICO gọi điện xác nhận đơn hàng
NHẬN HÀNG & THANH TOÁN
Khách hàng kiếm tra và tiến hành thanh toán